Đặc điểm Thịt_chim_cút

Một con chim cút Nhật Bản

Chim cút là loài chim có thịt thơm ngon nên còn gọi là gà đồng. Tại Trung Quốc, người ta đã có lịch sử nuôi chim cút hàng ngàn năm vì sớm phát hiện ra lợi ích về dinh dưỡng và trị bệnh trong đông y nên còn gọi là sâm động vật và được coi trọng. Trong y văn đã xếp chim cút vào thương phẩm mệnh danh là Sâm động vật vì nó là động vật có tác dụng bổ dưỡng như sâm thực vật. So với các sản phẩm động vật khác thì chim cút cho tác dụng bổ toàn thân trội hơn tác dụng bổ cục bộ[2]

Dinh dưỡng

Chim cút là một trong các loại gia cầm dễ ăn, dễ tiêu và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt thịt có màu nâu đỏ chứa nhiều chất sắt giúp phòng chống thiếu máu. Thịt chim cút còn có đặc điểm là mềm,[3] phần thịt ức của chim thì lại kém ngon hơn so với phần đùi của con chim cút.[4] Trong thịt chim cút chứa nhiều albuminvitamin cùng nhiều muối vô cơ rất cần cho cơ thể hơn cả thịt gà, thịt lợn, thịt bò… Thành phần dinh dưỡng của thịt chim cút nói chung cao hơn các gia súc, gia cầm khác đến 10 lần nhưng trong đó chất béo lại thấp hơn nhiều, ngoài ra, chim cút có ưu điểm giàu chất dinh dưỡng (đạm, khoáng) nhưng rất ít mỡ, uy nhiên còn phụ thuộc vào cách chế biến như không được rán hay nướng....[2]

Đông y

Theo Đông y thì thịt chim cút có vị ngọt, tính bình, không độc, là loại thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi thấp nhiệt, làm cứng gân cốt, giúp chịu đựng được nóng rét như nhân sâm, tiêu nhọt do nóng nhiệt, tác dụng bổ hư trừ bệnh, thịt chim cút dễ hấp thu. Thịt chim cút còn là loại thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi thấp nhiệt, làm cứng gân cốt, giúp chịu đựng được nóng rét như nhân sâm, tiêu nhọt do nóng nhiệt, tác dụng bổ hư trừ bệnh.[2]